Tài liệu địa chí cũng giống như các tài liệu khác được thể hiện trên nhiều thể loại khác nhau: Sách, báo, tạp chí, băng, đĩa ghi âm - ghi hình, luận văn, luận án …Ngày khi đi vào hoạt động. Thư viện tỉnh đã tổ chức xây dựng kho sách địa chí với vốn tài liệu ban đầu rất hạn chế phần lớn là các ấn phẩm (tạp chí) của các cơ quan, ban ngành của tỉnh xuất bản, nộp lưu chiểu theo quy định. Trước thực trạng đó, tập thể cán bộ, viên chức thư viện tỉnh thống nhất, quyết tâm thực hiện tốt chức năng “Thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu, thư tịch được xuất bản tại địa phương và nói về địa phương
…”. Như phân công cán bộ chuyên trách tiếp nhận tài liệu lưu chiểu; giao bộ phận chuyên môn tổng hợp trên các báo, tạp chí của trung ương các tin bài viết về địa phương; trong quá trình bổ sung tài liệu (sách) phục vụ bạn đọc hàng năm thư viện tỉnh rất chú trọng, ưu tiên các tài liệu viết về địa phương hoặc do tác giả là người địa phương viết; liên hệ với các thư viện tỉnh bạn sưu tầm, trao đổi nguồn tài liệu viết về tỉnh nhà. Nguồn tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Lai Châu hiện nay phần lớn tài liệu là dạng sách, báo, tạp chí và các tin, bài được lưu trên dữ liệu máy tính. Số lượng tài liệu địa chí của thư viện tỉnh có gần 500 bản sách, tạp chí, ấn phẩm và trên 1.000 tin, bài viết về địa phương đăng tải trên các báo, tạp chí của Trung ương được tổng hợp theo từng tháng. Tuy nhiên, để việc Thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu địa chí phát huy hiệu quả cao nhất, thư viện tỉnh cần tích cực phối hợp với các phòng chức năng thuộc Sở Thông tin và Truyền thông cơ quan cấp giấy phép xuất bản tại địa phương, thực hiện tiếp nhận đầy đủ các xuất bản phẩm được xuất bản tại địa phương; có phản ánh, kiến nghị kịp thời với cơ quan chức năng về việc cơ quan, tổ chức không thực hiện việc nộp lưu chiểu vào thư viện tỉnh theo quy định của Luật xuất bản. Xây dựng kế hoạch, chủ động liên hệ với thư viện đầu ngành và các thư viện tỉnh bạn trong việc sưu tầm, trao đổi tài liệu địa chí. Năm 2016, thư viện tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện sưu tầm tài liệu địa chí tại thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện thuộc Liên hiệp thư viện miền núi phía Bắc. Qua trao đổi làm việc hiện thư viện Quốc gia Việt Nam có hàng trăm tài liệu viết về tỉnh Lai Châu từ thập niên 50 đến nay và trong các thư viện thuộc Liên hiệp thư viện miền núi phía Bắc có nhiều tài liệu viết về con người, văn hoá Lai Châu. Tại trung tâm Học liệu Thái Nguyên đang lưu trữ một số lượng luận án nghiên cứu sinh (thạc sĩ, tiến sĩ) nghiên cứu về tỉnh Lai Châu và do con người Lai Châu nghiên cứu. Để phát huy tối đa hiệu quả và lưu giữ tốt nhất nguồn tài liệu địa chí từ đầu năm 2016 thư viện tỉnh đang thực hiện số hoá nguồn tài liệu này. Với những nổ lực của đội ngũ cán bộ Thư viện tỉnh Lai Châu, sẽ xây dựng thành công cơ sở dữ liệu địa chí đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần tích cực vào quá trình giáo dục truyền thống chính trị, tinh thần yêu quê hương đất nước của người Lai Châu, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của tỉnh nhà.
Một số tài liệu địa chí tỉnh Lai Châu (Ảnh: Đặng Ái Vân)