Thanh lọc tài liệu trong thư viện là đưa ra khỏi kho sách những tài liệu không phù hợp với diện phục vụ của thư viện như: thừa bản, lạc hậu về nội dung, hư hỏng không thể phục hồi, bị mất trong quá trình phục vụ người sử dụng thư viện. Thanh lọc tài liệu trong thư viện góp phần giảm bớt thời gian tìm, lấy tài liệu phục vụ người sử dụng; tiết kiệm chi phí cho công tác tổ chức kho, bảo quản lài liệu và để tận dụng giá trị sử dụng của tài liệu.
Theo nguyên tắc về thời gian thanh lọc tài liệu, thư viện có vốn tài liệu từ 300.000 bản trở xuống định kỳ 03 năm/01 lần sẽ thực hiện công tác thanh lọc; thư viện có vốn tài liệu từ 300.000 bản trở lên định kỳ 05 năm/01 lần sẽ thực hiện công tác thanh lọc.
Hệ thống thư viện công cộng tỉnh Lai Châu gồm thư viện tỉnh và các thư viện huyện, vốn tài liệu chủ yếu gồm sách và báo các loại. Số bản sách hiện có trên 101.000 bản, thư viện tỉnh 47.383 bản sách, các thư viện huyện 53.617 bản sách. Trong những năm qua công tác thanh lọc tài liệu đã được các thư viện trong hệ thống thực hiện nhưng còn mang tính sự vụ, sự việc như: Thực hiện thanh lọc tài liệu khi có văn bản chỉ đao của cấp trên yêu cầu rà soát những tên sách có nội dung bị cấm, những cuốn sách có nguồn gốc không rõ ràng; Thực hiện thanh lọc khi người sử dụng thư viện làm mất hoặc hư hỏng không thể phục chế. Việc thanh lọc này được thực hiện thường xuyên theo các đợt mượn sách của người sử dụng thư viện ba, bốn lần/ năm.
Cho đến nay thư viện tỉnh và huyện chưa xây dựng đề án thanh lọc tài liệu toàn diện, quy mô theo quy định tại (Thông tư số 21/2012 TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
Nguyên nhân thư viện tỉnh và thư viện huyên chưa thực hiện được việc thanh lọc: Cơ sở vật chất; kinh phí; nguồn nhân lực của hệ thống thư viện công cộng tỉnh Lai Châu đặc biệt là Thư viện huyện còn hạn chế. Việc thanh lọc tài liệu cần có không gian (diện tích) rộng; thời gian dài; số lượng người tham gia đông. Các điều kiện trên trong hệ thống thư viện công công chưa đáp ứng được. Thư viện tỉnh có diện tích các phòng làm việc và kho xếp sách khoảng 250 m2, trong đó diện tích dành đế xếp sách phục vụ đọc giả 40m2 do vậy hầu hết tài liệu của thư viện phục vụ người sử dụng trong thời gian ngắn sau đó sẽ được luân chuyển về các thư viện cơ sở và nằm trong kho của thư viện(hiện các kho của thư viện tỉnh đã đầy không còn chỗ trống); kinh phí cấp cho việc thanh lọc tài liệu không được cấp.Thư viện các huyện hầu hết nằm trong khuôn viên của Phòng Văn hoá, Thông tin có diện tích trên 20 m2 /01 thư viện. Cán bộ làm công tác quản lý thư viện huyện kiêm nhiệm nhiều việc của Phòng Văn hoá, có huyện chưa chưa phân công cán bộ chuyên trách về công tác thư viện, có 6/8 huyện, thành phố có thư viện đi vào hoạt động trong đó 03 thư viện có cán bộ được đào tạo về chuyên môn thư viện từ trung cấp đến đại học, các thư viện còn lại cán bộ làm công tác thư viện chưa qua đào tạo chuyên môn thư viện. Kinh phí cấp cho việc mua tài liệu và thanh lọc tài liệu hầu hết là không có. Cá biệt còn có lãnh đạo Phòng chưa thực sự quan tâm đến hoạt động thư viện, không nắm rõ các văn bản pháp quy liên quan hết hoạt động thư viện.
Với chức năng là thư viên đứng đầu, chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ sở trong thời gian tới thư viện tỉnh sẽ căn cứ vào các văn bản của cơ quan cấp trên xây dựng Đề án thanh lọc tài liệu từ thư viện tỉnh đến thư viện huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu với lãnh đạo Sở các văn bản chỉ đạo cơ quan quản lý thư viện tại cơ sở về công tác thanh lọc tài liệu. Xây dựng kế hoạch thanh lọc tài liệu và xây dựng kế hoạch cử cán bộ có chuyên môn về thư viện huyện hướng dẫn thực hiện công tác thanh lọc tài liệu.
Nguyễn Khắc Thái