1. Lễ hội Việt Nam/Vũ Thụy An (biên soạn).- H.: Thanh niên, 2015.- 418tr.; 21cm.
Giới thiệu tới bạn đọc các lễ hội ở Việt Nam, theo các vùng miền Bắc - Trung - Nam. Ở miền bắc có lễ hội Đền Hùng Vương, hội Chùa Thầy, lễ hội Côn Sơn… Miền trung có lễ hội Rước nước ở làng Bồng thượng Thanh hóa, hội Đền Cuông ở nghệ an,đêm hội Cơ Tu ở Đà Nẵng… ở Miền Nam có lễ hội đua bò ở An Giang, lễ hội cúng Biển ở Mỹ Long – Vĩnh Long. Các lễ hội là dịp để giáo dục quốc dân ở các mặt đức dục, mỹ dục, tạo cơ hội cho ngành du lịch nước ta phát triển. Đồng thời nâng cao lòng tự hào với nghề nghiệp nông trang, với sự an cư lạc nghiệp cùng với khả năng phát huy cái đẹp xưa, phát triển cái đẹp ngày nay và mai sau.
2. Hội làng Việt Nam/Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (chủ biên) .-H.: Thời đại, 2015.- 999tr.; 24cm
Trong cộng đồng làng xã Việt Nam, lễ hội là một nét văn hóa đặc trưng. Hội chính là bộ mặt thu nhỏ của làng xã Việt Nam. Hội làng là dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm thẩm mỹ và khát vọng cao đẹp để về với cội nguồn. Cuốn sách giúp bạn đọc du khách có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa ngày hội, về di tích lịch sử đình đền, chùa tại địa phương, và về thân thế, sự nghiệp cũng như công lao của người đã có công với đất nước. Từ đó khơi dậy niềm tự hào của mọi người đối với quê hương, dân tộc, đồng thời tăng thêm sự uy nghiêm của ngày lễ.
3. Văn hóa làng Việt Nam – phong tục lễ nghi / Thu Hằng (biên soạn).- H.: Văn hóa thông tin, 2015.- 200tr.- (Tủ sách văn hóa truyền thông)
Văn hóa Việt Nam là văn hóa của một quốc gia đa dân tộc người. Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã làm nên đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa. Qua quá trình biên soạn, tác giả đã sử sụng một số tư liệu của các học giả đi trước để giới thiệu tới bạn đọc khái quát về phong tục lễ nghi, một số lễ nghi phong tục đặc sắc trong văn hóa làng ở Việt Nam như: Lễ nghi phong tục gắn với dòng đời con người, phong tục lễ nghi thờ cúng trong văn hóa làng Việt Nam…, lễ nghi phong tục trong văn hóa làng từ truyền thống đến hiện đại. Qúa trình giao lưu văn hóa và sự tác động của kinh tế thị trường, bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam / Đăng Trường, Hoài Thu (biên soạn).- H.: Văn hóa thông tin, 2013.- 312tr.; 21cm.
Tác giả đã tuyển chọn giới thiệu trang phục của 46 tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam bởi chúng mang những yếu tố đặc trưng và bản sắc riêng độc đáo nên không bị lẫn với trang phục của tộc người khác. Trong đó tác giả đã chia trang phục theo các nhóm người: Nhóm môn Khơ Me có trang phục của người BaNa, người Chơ Ro, CơTu, KhơMe…, Trang phục của nhóm Việt Mường: có trang phục của người kinh, người Chứt, người Mường, người Thổ…, Trang phục của dân tộc Thái – KaĐai, trang phục của nhóm Nam Đảo, Trang phục của nhóm Hán Tạng, Trang phục dân tộc của nhóm Mèo Dao. Cuốn sách đã đi sâu và tìm hiểu diện mạo và những nét tiêu biểu của trang phục của từng vùng, từng nhóm dân tộc, thậm trí là những dân tộc cụ thể.
5. Văn hóa làng Việt Nam qua ca dao dân ca / Bùi Xuân Mỹ (biên soạn).- H.: Văn hóa thông tin, 2015.- 212tr.; 21cm.- (Tủ sách văn hóa truyền thống)
Cuốn sách đã phản ánh được cái hay cái đẹp và giá trị bất hủ của kho tàng ca dao trong văn hóa làng từ xa xưa cho đến hiện tại. Ca dao chính là tiếng nói của những người dân, là âm hưởng của làng quê nhưng chứa chan tình cảm dân tộc và sắc mầu xứ sở. Sự phong phú của ca dao thể hiện trên nhiều phương diện trước hết là sự thể hiện về nếp sống văn hóa của người việt trong những làng quê gồm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi…được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác để trở thành tài sản chung của cả dân tộc.
6. Nhà ở theo phong tục dân gian / Nguyễn Bích Hằng (biên soạn).- H.: Văn hóa thông tin, 2013.- 200tr.: 21cm.- (văn hóa truyền thông)
Đây là cuốn sách soạn thảo công phu nội dung phong phú, giàu tính dân gian truyền thống và thực tiễn khoa học đã đề cập đến các vấn đề như: Làm quen với phong thủy cổ truyền, nhà ở theo phong thủy dân gian, cách hóa giải nhà ở theo phong tục dân gian. Bài trí nhà ở theo phong tục dân gian để đón cát trừ hung, bài trí nhà ở theo mệnh của chủ nhà, chọn mầu sắc theo phong tục dân gian để bạn đọc thấy được phong thủy cổ truyền được đánh giá là di sản văn hóa là kho báu tư duy nhận thức của người phương đông xưa về mối tương tác giữa thiên nhiên. Các công trình kiến trúc phải hài hòa với thiên nhiên để có thể hưởng linh khí của sông núi, để con người sống khỏe mạnh, thành công trong cuộc sống.
7. Tìm hiểu văn hóa phương Đông/Trần Thị Thanh Liêm, Trương Ngọc Quỳnh (biên soạn).- H.: Văn hóa thông tin, 2013.- 411tr.; 21cm.- (tủ sách tìm hiểu các nền văn hóa thế giới)
Cuốn sách lựa chọn biên soạn một số điểm nổi bật nhất trong kho tàng văn hóa huy hoàng, rực rỡ của phương Đông. Với nội dung đa dạng về chế độ tư tưởng, con người, thiên văn khoa học, phong tục ẩm thực, thư tịch kiến trúc, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quát nhất về nền văn hóa huyền bí và lâu đời này của nhân loại.
8. Lễ nghi thường thức/Dương Thu Aí, Nguyễn Kim Hạnh (biên soạn).- H.: Thanh niên, 2014.- 299tr.; 21cm.
Cuốn sách giới thiệu những tri thức cơ bản của lễ nghi như khái niệm, tầm quan trọng của lễ nghi, lễ nghi từ trong hành động cử chỉ đến cách ăn mặc… sẽ giúp bạn đọc trở thành những người có đầy đủ những lễ nghi tốt đẹo lan tỏa sức hấp dẫn ưu tú trang nhã nhất trong những cử chỉ nói năng và làm việc ở bất cứ đâu đâu trong đời sống, trog cương vị công tác, trong thương trường… bạn đọc đều nhận được sự hoan nghênh của mọi người.