Giới thiệu sách chuyên đề

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Gửi lúc 08/11/2016 14:35:10 PM

1. Lẽ phải - Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa / Nguyễn Long Việt .- H.: Nxb Trẻ, 2014.- 255tr.; 23cm.

          Nằm trong Tủ sách Biển Đảo Việt Nam, đây là một công trình nghiên cứu trên phương diện luật học nhằm giới thiệu tới bạn đọc về toàn cảnh Biển Đông và nêu bật tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa về vị trí địa lý, về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tác giả đã vận dụng công pháp quốc tế để phân tích lập trường các bên có liên quan qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời trình bày các giải pháp hợp lý nhằm giải quyết các tranh chấp theo hướng tôn trọng chủ quyền và các quyền tài phán chính đáng của các bên trên Biển Đông, giữ gìn hòa bình an ninh toàn khu vực.

2. Chính nghĩa Việt Nam về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa/ Tuyển chọn, biên soạn: Nguyễn Thái Anh, Quốc Dũng.- H.: Văn học, 2014.- 278tr.; 21cm.

          Nằm trong bộ sách “Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm” cuốn sách là tập hợp, phản ánh những dư luận của bạn bè quốc tế, nhân dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình tự do trên thế giới lên án hành động khiêu khích của Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan HD981, leo thang đưa hàng loạt tầu quân sự, máy bay quân sự xâm phạm vùng trời, vùng biển Việt Nam, đe dọa trực tiếp tới an ninh hằng hải, an nhinh chính trị, trật tự khu vực đối với Việt Nam và các nước có quyền lợi liên quan.

3. Biển đông và hải đảo Việt Nam/Thiện Cẩm.- H.: Tri thức.- 2014.- 164tr.;19cm.

          Tập hợp một số bài viết tại buổi tọa đàm khoa học về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam, chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên vùng Biển Đông để giới thiệu đến bạn đọc một số bản đồ cổ thềm lục địa, Biển Đông và Hải đảo Việt Nam, sử liệu của thời Nguyễn và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tính phi lý của yêu sách “Đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

4. Dấu ấn Việt Nam trên Biên Đông/ Trần Công Trục .- H.: Thông tin và truyền thông, 2014.- 424tr.; 24cm.

          Cuốn sách trình bày và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất của Luật biển quốc tế về thềm luc địa như: Khái niệm khoa học địa chất, khoa học pháp lý về thềm lục địa, quy chế pháp lý về thềm lục địa, xác định ranh giới của thềm lục địa theo quy định của pháp luật quốc tế, phân định thềm lục địa của các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau… Bên cạnh đó cuốn cách còn phân tích thực tiễn phân định và giải pháp tranh chấp về thềm lục địa một số quốc gia trên thế giới thông qua các án lệ điển hình của tài phán quốc tế.

5. Đảo Trường Sa lớn: Thủ phủ tiền tiêu của Việt Nam trên Biển Đông/ Tuyển chọn: Lam Hồng, Thụy An, Hạnh Nguyên.- H.: Văn học, 2014.- 255tr.; 21cm.

          Giới thiệu cho bạn đọc những tài liệu, cứ liệu lịch sử quan trọng mang tính pháp lý về chủ quyền không thể phủ nhận của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Những luật pháp công ước quốc tế giúp Việt Nam có cơ sở quan trọng để đấu tranh chủ quyền biển đảo. Đây cũng là bằng chứng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với hai quần đảo trước toàn thế giới, là bằng chứng quan trọng để đấu tranh với Trung Quốc và khẳng định chủ quyền đất nước. Đó còn là các bài viết phản ánh cuộc sống, công việc của bộ đội và cư dân Trường Sa…

6. Ký ức lịch sử hải chiến Trường Sa – Những người con bất tử / Biên soạn: Nguyễn Đức Cường, Phạm Lan Hương, Nguyễn Thị Nguyên .- H.: Văn hóa thông tin, 2013.- 407tr.; 27cm.

          Phác họa lại những trận chiến đầy bi hùng và tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ, anh hùng liệt sĩ để bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc mà các cha anh không quản ngại khó khăn, gian khổ và hy sinh, lên đường ra các đảo xây dựng và bảo vệ chủ quyền.

7. Đất liền thương nhớ đảo xa/ Tuyển chọn: Lam hồng, Thụy An, Hạnh Nguyên.- H.: Văn học, 2014.- 211tr.; 21cm.

          Tuyển tập các bức thư của người lính biển và những bức thư từ đất liền gửi ra biển đảo để cho chúng ta thấy được tình cảm của người đang sống ở đất liền dành cho các người lính ở ngoài đảo xa. Đồng thời qua đó ta thấy những người lính hải quan họ muốn nhắn nhủ với đất liền rằng nơi đảo xa, biển xa này họ không cô đơn mà cảm thấy rất ấm lòng và hạnh phúc vì luôn bên họ là sự yêu thương của cả dân tộc này đối với mình.

8. Những vị thần bảo vệ biển đảo và ngư dân Việt/ Biên soạn: Lê Minh, Phạm Đăng.- H.: Văn hóa thông tin, 2014.- 232tr.; 21cm.

          Là các câu chuyện về một số vị thần biển đang được thờ phụng, tôn vinh trên khắp dải đất hình chữ S, để bạn đọc hiểu thêm về các phong tục thờ cúng, tế lễ thần biển để mong cho sóng yên bể lặng cá đầy ắp khoang. Đặc biệt để bạn đọc biết về nguồn gốc, công trạng và địa danh thờ các vị thần biển đang ngày đêm âm thầm bảo vệ biển đảo và ngư dân Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn đấu tranh hết sức phức tạp và gay gắt về chủ quyền biển đảo để bạn đọc thấy được sự thiêng liêng mà ngàn đời nay tổ tiên chúng ta đã xây dựng và anh dũng chiến đấu bảo vệ.

9. Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa / Lê Văn Chương.- H.: Nxb Trẻ.- 2014.- 295tr.; 23cm.

          Là tập hợp nhiều câu chuện để bạn đọc gần xa cảm thông và chia sẻ với những ngư dân đã bám biển Hoàng Sa suốt 60 năm qua. Đặc biệt là ngư dân Quảng Ngãi, suốt nhiều năm qua họ đã âm thầm gánh chịu những mất mát, thiệt thòi. Dù bị thiệt thòi, mất mát nhưng các ngư dân vẫn kiên trì bám biển, vẫn một lòng hướng về mảnh đất mà các bậc tiền nhân một thời đã đổ bao xương máu để giữ gìn.

10. Biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của người dân nước Việt / Bùi Duy Tùng, Phạm Thị Thu Hương.- H.: Văn học, 2014.- 251tr.; 21cm.

          Là các bài viết của các tác giả, thể hiện những suy nghĩ cảm nhận của các thế hệ người Việt Nam về biển đảo – một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

 ( 1.5 / 2 )
Bài gần đây Quay lại | Lên đầu trang
Bài cùng chuyên mục
Xem thêm...
Video tư liệu