In bài viếtThứ Bảy, Ngày 5 tháng 3 năm 2022 - 15:49

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3 Năm 2022

Bộ sách Lịch sử Việt Nam / - H: Khoa Học Xã Hội, 2013. - 699Tr ; 24cm.

Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền Sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí….

Trong thời kỳ cận đại, nền sử học Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển dù đất nước dơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Để phục vụ sự nghiệp giả phóng dân tộc, trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sử học được nhiều nhà cách mạng Việt Nam coi là vũ khí sắc bén nhằm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân và coi việc viết sử là để cho người dân đọc, từ đó nhận thức đúng đắn về lịch sử mà thấy rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nền sử học đương đại Việt Nam bước sang trang mới vừa kế thừa vừa phát huy những giá trị của sử học truyền thống, đồng thời tiếp thu những yếu tố khoa học và cách mạng của thời đại mới. Nhiệm vụ của sử học là tìm hiểu và trình bày một cách lạc quan, trung thực quá trình hình thành, phát triển của lịch sử đất nước, tổng kết những bài học lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên thực tế sử học đã phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Để  phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cần có những công trình lịch sử hoàn chỉnh hơn về cấu trúc, phạm vi, tư liệu và có sự đổi mới về phương pháp nghiên cứu, biên soạn, mang tính hệ thống, đầy đủ và toàn diện với chất lượng cao hơn, thể hiện khách quan, trung thực và toàn diện về quá trình dựng nước và giữ nước của đân tộc Việt Nam. Trước đòi hỏi đó Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với Viện Sử học giới thiệu đến bạn đọc bộ Lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến ngày nay, Đây là kết quả của Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp bộ do Viện Sử học chủ trì, PGS. TS. Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm đồng thời là Tổng Chủ biên

Bộ lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, như sau

Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X

Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV

Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI

Tập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII

Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858

Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1896

Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918

Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950

Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954

Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986

Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000

Hy vọng bộ Lịch sử Việt Nam sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, và truyền bá lịch sử nước nhà