In bài viếtThứ Bảy, Ngày 8 tháng 1 năm 2022 - 10:57

GIỚI THIỆU SÁCH CHUYÊN ĐỀ THÁNG 1 Năm 2022

1. Lễ hội văn hóa ba miền/ Võ Thụy An - H: Thanh niên, 2017. - 408Tr ; 21cm.

Việc khôi phục các lễ hội vừa là dịp để giáo dục quốc dân ở các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, lại vừa tạo cơ hội cho ngành du lịch của nước ta phát triển. Những nét đẹp cổ truyền được làm sống lại cùng với khả năng phát huy cái đẹp xưa, phát triển cái đẹp ngày nay và mai sau. Lễ hội đang là một nhu cầu không thể thiếu được của con người Việt Nam ở nhiều thế hệ. Lễ hội được tồn tại, đã chứa đựng những nét chung của các dân tộc, và cả những nét riêng của từng miền, từng vùng. Không ít vùng có những cái riêng ấy, mà phát hiện ra được, thì có thể nhìn nhận được rõ ràng hơn bản sắc của đất nước ta.

2.  Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc/ Trần Quang Phúc –H : Lao động – Xã hội,  2016. – 446Tr.; 27cm.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đâm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Cuốn Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được trình bày một cách đầy đủ và chi tiết những giá trị văn hóa của dân tộc ta. Trên cơ sở từ khái quát đến cụ thể những giá trị văn hóa của dân tộc, cuốn sách như một bức tranh văn hóa đầy đủ, mà ở đó, mỗi giá trị văn hóa là một mảng màu sinh động, thể hiện được những nét đẹp trong nền văn hóa Việt Nam.

3. Bản sắc văn hóa qua Lễ hội truyền thống người Việt/ PGS. TS. Nguyễn Quang Lê -H : Khoa học xã hội, 2014.– 386Tr.; 24cm.

Bản Sắc Văn Hóa Qua Lễ Hội Truyền Thống Người Việt là một chuyên luận khảo cứu về bản sắc văn hoá theo tiến trình văn hoá lễ hội của người Việt, có đối chiếu với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tác giả Nguyễn Quang Lê  tạm coi lễ hội truyền thống của người Việt là khách thể, là môi trường mang vác các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị đặc trưng, tiêu biểu và khá bền vững để tạo thành bản sắc văn hoá dân tộc. Cuốn sách sẽ giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhận diện được bản sắc văn hoá qua một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian là lễ hội truyền thống.

4. Phong tục ngày tết, nghi lễ đi chùa đầu năm và những điều bạn nên biết để đón tài lộc, gặp nhiều may mắn/Thanh Huệ- Kim Xuyến - H : Hồng Đức, 2015.– 414Tr.; 27cm.

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, phổ biến phong tục đẹp của người Việt với Tết cổ truyền, nghi lễ đầu năm đi chùa tác giả Thanh Huệ- Kim Xuyến đã biên soạn cuốn sách “Phong tục ngày tết, nghi lễ đi chùa đầu năm và những điều bạn nên biết để đón tài lộc, gặp nhiều may mắn”. Nội dung cuốn sách được trình bày gồm các phần như sau: Tết trong lòng người Việt  - Ý nghĩa, những kiêng ky và may mắn; Đi chùa, giá trị tâm linh, hiểu sao cho đúng; Cầu nguyện, cầu an, cầu siêu theo nhà Phật

5. Phong tục, nghi thức và văn khấn thờ cúng của người việt – những ứng dụng trong cuộc sống/– H; Hồng Đức, 2016 – 427Tr.; 27cm.

Cuốn sách Phong Tục, Nghi Thức Và Văn Khấn Thờ Cúng Của Người Việt  được biên soạn từ những nguồn tài liệu của các bậc học giả, nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu, khám phá những nét đẹp, độc đáo trong phong tục, tín ngưỡng…; Đồng thời góp phần cung cấp cho độc giả thêm một tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích về một số thành tố trong nền văn hóa tâm linh của người Việt.

6. Văn hóa Lễ hội/ Thanh Thùy – H; Khoa học xã hội, 2016 – 231Tr; 21cm.

Cuốc sách Văn hóa Lễ hội  được tác giả Thanh Thùy  nêu lên những vấn đề khái quát liên quan đến văn hóa, lễ hội trên cơ sở tham khỏa các thông tin ở những tài liệu có liên qua, đồng thời sưu tầm, thu thập một số bài nghiên cứu về văn hóa, lễ hội tại một số vùng miền ở Việt Nam.

7. Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng – tiểu vùng ở Việt Nam/ Huỳnh Công Bá – Huế : Nxb Thuận Hóa, 2015 – 966Tr; 24cm.

Việt Nam – một Quốc gia đa dân tộc, do đó, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa “ thống nhất trong đa dạng “. Thống nhất ở bản sắc, bản lĩnh, trong nội dung và tính chất của nền văn hóa.Còn đa dạng trước hết ở sắc thái địa phương và sắc thái dân dộc. Cuốn sách “Đặc trưng sắc thái vùng và tiểu vùng ở việt Nam”  của Tiến sĩ sử học Huỳnh Công Bá sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng của văn hóa Việt Nam thông qua những nghiên cứu và ví dụ cụ thể.