1. Tục ngữ giáy/ Lò Ngân Sủn.- H.: Văn học, 2018- 171Tr.; 20,5cm.
Cuốn sách gồm 2 phần, phần tiếng việt và phần tiếng giáy với các nội dung giới thiệu và bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam như; quảng bá di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với bạn bè thế giới; thúc đẩy tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; bổ sung tài liệu phục vụ công cụ giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi, giao lưu và phát triển văn hóa…
2. Từ vựng Pú Nả - Việt ở vùng Tam Đường Lai Châu/ Lò Văn Chiến.- H.: Văn học, 2018.- 411Tr.; 20,5 cm.
Bộ sách là kết quả từ kho tài liệu hàng nghìn công trình, tác phẩm đã được nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, sáng tạo qua nhiều thế hệ tác giả, nghệ nhân, hội viên của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
3. Nhà sàn thái/ Hoàng Nam.- H.: Văn Học, 2018.- 153Tr.; 20,5 cm.
Cuốn sách giới thiệu những nét văn hóa về nhà sàn người thái và các sản phẩm văn hóa dân tộc nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa của người thái: Kỹ thuật thẩm mỹ kiến trúc nhà sàn; lễ lên nhà mới, nơi làm ăn, chốn ở. Xưởng tiêu thủ công , một trường học truyền thụ kiến thức lao động và giáo dục lao động, nếp sống một ngày dưới mái nhà sàn…
4. Xòe Thái/Lâm Tô Lộc.- H.: Văn hóa, 1985.- 96 Tr.; 19 cm
Cuốn sách giới thiệu nghệ thuật múa của người Thái thông qua một điển hình là xòe Phong Thổ. Với tinh thàn mạnh dạn đặt ra những giả thiết về nguồn gốc (xuất xứ của múa nón, múa quạt, múa sạp...) tác giả muốn góp phần tìm hiểu những hiện tượng múa mà nhiều người biết đến.
5. Bài ca trong tang lễ Người Pú Nả/Lò Văn Chiến.- H.: Văn hóa Dân tộc, 2007.- 372 Tr.; 20,5 cm.
Cuốn sách giới thiệu về Người Pú Nả ở Tam Đường – Lai Châu: Lịch sử về tộc người, những đặ điểm về kinh tế, văn hóa, tổ chức và quan hệ xã hội. Đặc biệt cuốc sách đi sâu giới thiệu những bài ca strong tăng ễ của Người Pú Nả.
6. Người Lự ở Sìn Hồ, Lai Châu/ Hoàng Sơn.- H.: Văn hóa Dân tộc, 2006.- 220 Tr.; 20,5 cm.
Cuốn sách là 1 trong số sản phẩm nằm trong chương trình nghiên cứu, sưu tầm và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam, ghi lại tất cả những gì tai nghe, mắt thấy trong quá trình điền dã ở xã Nậm Tăm và Ma Quai huyện Sìn Hồ, Lai Châu. Đặc biệt cuốn sách đi sâu nghiên cứu đời sống tâm linh của họ, đời sống ấy gắn chặt với văn hóa vật thể cũng như phi vật thể.
|